Những điều cần lưu ý khi ăn nhãn

Nhãn là loại trái cây yêu thích của nhiều người. Tuy quả nhãn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai ăn cũng có thể ăn nhãn thoải mái.

Nhãn là loại trái cây yêu thích của nhiều người. Tuy quả nhãn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai ăn cũng có thể ăn nhãn thoải mái.

Nhãn rất giàu giá trị dinh dưỡng như protein, chất béo, đường thiên nhiên, các loại vitamin và khoáng chất như: vitamin A, C, kali, photpho, magie, sắt, axit hữu cơ, chất xơ…

Trong quả nhãn chứa hợp chất có khả năng ức chế quá trình oxy hóa và nâng cao hoạt tính chống oxy hóa trong cơ thể. Do đó, thường xuyên có thể làm chậm quá trình lão hóa ở con người.

Ngoài ra, nhãn còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ức chế các tế bào gây sưng tấy, giảm mỡ máu, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành…

lưu ý khi ăn nhãn 2

Ảnh minh họa

Công dụng chữa bệnh của nhãn

Tốt cho hệ thần kinh: Ăn nhãn tốt cho hệ thần kinh, đặc biệt là trong việc cải thiện chứng trầm cảm. Các hoạt chất có trong nhãn giúp thư giãn hệ thống dây thần kinh và tăng chức năng hoạt động của chúng. Chính vì thế, những người bị mất ngủ có thể ăn nhãn để cải thiện tình trạng.

Tăng tuổi thọ: Công dụng tăng tuổi thọ của nhãn được rất nhiều sách cổ y văn nói đến. Theo khoa học hiện đại, sở dĩ nhãn giúp tăng tuổi thọ là do nó có các hoạt chất chống oxy hóa, cản trở tác hại của các gốc tự do trong cơ thể. Với cơ chế này, nhãn còn giúp ngăn ngừa bệnh ung thư.

Giàu vitamin C làm đẹp da: Nhãn rất giàu vitamin C giúp đẹp da, tăng sức đề kháng chống lại các căn bệnh như cảm cúm, cảm lạnh. Chất chống oxy hóa và các loại vitamin trong nhãn giúp trẻ hóa làn da, giảm hình thành nếp nhăn, da sẽ sáng lên trông thấy.

Cải thiện tuần hoàn máu: Nhãn tăng cường hấp thu sắt, giúp hạn chế bệnh thiếu máu và các nguy cơ mắc bệnh ở tuyến tụy.

Những người không nên ăn nhãn

Phụ nữ mang thai

Theo PGS. TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: Nhãn có chứa thành phần sacaroza, glucoza, protein, axit tatric, chất béo, sinh tố A, B, men amylaza, peroxitdaza… Long nhãn được y học cổ truyền sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… Riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, người ở thể hỏa vượng, cao huyết áp, tiểu đường không nên dùng và phụ nữ đang mang thai không nên ăn nhiều.

Phụ nữ mang thai thường xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát... Nếu tiêu thụ nhãn khi mang thai sẽ làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sẩy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7-8 tháng, càng phải kiêng ăn nhãn.

lưu ý khi ăn nhãn 1

Ảnh minh họa

Người thường xuyên bị nổi mụn

Theo Đông y, nhãn có vị ngọt, tính ấm nên thường gây nóng trong, dễ dẫn đến nổi mụn.

Thực ra, đây là một "tác dụng phụ" phổ biến của nhãn. Do vậy, những người hay nóng trong, da có mụn, mẩn ngứa thì không nên hạn chế ăn nhãn đề phòng tác dụng phụ này.

Người bị tiểu đường

Nhãn là trái cây có vị ngọt thường có hàm lượng đường cao. Khi ăn nhiều, các loại quả này cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng khá lớn, vừa cung cấp nhiều năng lượng vừa cung cấp lượng đường lớn trong máu.

Theo các nhà khoa học, khoảng 300g quả nhãn cung cấp lượng đường tương đương với 1 bát cơm. Với người bình thường không sao, nhưng với người có bệnh tiểu đường thì ăn nhãn không có lợi vì nhãn khiến đường huyết tăng cao đột ngột rất nguy hiểm.

Người bệnh tăng huyết áp

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Hương Lan, Viện Y dược học dân tộc cho biết, người mắc bệnh tăng huyết áp, kiêng hoặc hạn chế ăn trái cây ngọt như xoài, mít, nhãn… đây là tính ấm nên thường gây nóng trong.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.