Xe "vua" trên đường phố

Sau gần hai  tháng thực hiện xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 34 (với mức phạt được tăng nặng gấp nhiều lần), tình trạng trên vẫn chưa hề có bất cứ chuyển biến nào. Theo lực lượng CSGT, nguyên nhân chính vì đây là loại hình vận tải công cộng nên rất khó xử phạt, dù để phát hiện là rất dễ.

Tình trạng xe buýt phóngnhanh, vượt ẩu, lấn tuyến, gây nguy hiểm với tính mạng người dân… từ lâu trởthành những hình ảnh rất phổ biến trên đường phố Hà Nội và TP HCM. Chính việclưu thông một mình một kiểu song hiếm khi bị xử lý khiến xe buýt được ví nhưnhững "ông tướng", xe "vua" trên đường phố.

Sau gần hai  tháng thực hiện xửphạt vi phạm giao thông theo Nghị định 34 (với mức phạt được tăng nặng gấp nhiềulần), tình trạng trên vẫn chưa hề có bất cứ chuyển biến nào. Theo lực lượngCSGT, nguyên nhân chính vì đây là loại hình vận tải công cộng nên rất khó xửphạt, dù để phát hiện là rất dễ.

Hung thần đường phố

Cho đến giờ, anh Nguyễn VănTrường, nhân viên Sở TT-TT Hà Nội vẫn chưa hết bàng hoàng mỗi khi nhớ lại vụ tainạn do xe buýt gây ra mà mình chứng kiến trên đường Kim Mã (quận Ba Đình) cáchđây vài tháng. Khi đó, vì cố vượt đèn đỏ mà chiếc xe này cán phải hai  cô gái đixe máy ngay trước đầu xe, khiến một người chết tại chỗ, một người thương nặng.

“Từ đó đi ra đường, cứ gặp xe buýt lúc nào tay lái của tôi cung run bắn. Hãinhất là lúc xe buýt tạt vào điểm đón, trả khách, nhiều xe cứ xi nhan rồi tạt vàothật lực, rất nguy hiểm cho người đi đường”, anh Trường nói và cho rằng, chínhxe buýt cũng là nguyên nhân gây tắc đường bởi thường xuyên “dàn hàng ngang” hoặcnối đuôi nhau bít hết các lối thoát mỗi khi các phương tiện tập trung đôngtrên một tuyến đường.

Xe "vua" trên đường phố

Tương tự, tại TP HCM, tình trạngxe buýt phóng bạt mạng, coi thường tính mạng người tham gia giao thông, nối đuôihàng hai, hàng ba gây ùn tắc… cũng diễn ra rất phổ biến. Thậm chí, tình trạngcàng trở nên phức tạp tại các tuyến đường nội thi hẹp như Kha Vạn Cân (Q.ThủĐức), Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bạch Đằng (Q.Bình Thạnh); Trường Chinh (quận Tân Bình)vào những giờ cao điểm, nhiều xe buýt thường xuyên tranh giành làn đường, dànhàng hai hàng ba, đua” nhau không khác gì những hung thần chạy trên các xa lộ,khiến các phương tiện khác rất khổ sở tìm đường “né”, theo kiểu “tránh voi chẳngxấu mặt nào”.

Tại khu vực cổng bến xe MiềnĐông, nhiều xe buýt khi vừa ra khỏi bến đã áp vào lề đường đón khách, bất chấpdòng phương tiện lưu thông trên đường Đinh Bộ Lĩnh dày đặc. Không những vậy, cácxe buýt tại khu vực này còn nán lại một khoảng thời gian dài để chờ khách, cộngvới xe buýt ở bến liên tục ra và ghé vào đón khách, khiến tình hình giao thôngtại cổng bến thường xuyên rối loạn. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại cáckhu vực như trước Bệnh viện Nhân dân Gia Định, khu vực vòng xoay Hàng Xanh (quậnBình Thạnh), trước bệnh viện Từ Dũ (quận 1), trước cổng khu du lịch Suối Tiên(quận 9)…

CSGT bó tay

Theo Nghị định 34, xe buýt nằmtrong nhóm phương tiện chở hành khách, nếu vi phạm, người điều khiển có thể bịphạt từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng những hành vi, như: đón, trả khách khôngđúng nơi quy định; không chạy đúng tuyến đường, quay đầu xe trái quy định...

Tuy nhiên, trung úy Lê Văn Chung, Đội CSGT Hàng Xanh cho rằng, việc xử lý xebuýt vi phạm là rất khó khăn, khi TP HCM đang có chính sách phát triển vận tảihành khách công cộng bằng xe buýt nên lực lượng chức năng cũng có phần “nhẹtay”.

Ở một số tuyến đường trên địa bàn TP vẫn cho phép xe buýt chạy lấn tuyến, hoặcdừng đón trả khách để khuyến khích nhà xe hoạt động phục vụ nhu cầu đi lại củangười dân. Và cũng do đặc thù đường xá của TP nên việc dừng xe xử phạt rất khó.

Ghi nhận của PV tại nhiều tuyếnđường tại Hà Nội cũng cho thấy, những lỗi của xe máy và ô-tô bị xử phạt khánhiều, trong khi xe buýt thì bình an vô sự, dù phóng nhanh, chạy ẩu, “quên”không xi nhan mỗi khi rẽ hoặc vượt xe khác.

Trung úy Nguyễn Phương Nam, Đội CSGT số 3, Phòng CSGT CA TP Hà Nội, cho biết:“Đây là loại hình vận tải công cộng, nếu bắt sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều ngườitrên xe. Thậm chí có lấn nhìn thấy xe buýt vượt đèn đỏ chúng tôi vẫn phải bỏqua, vì nếu bắt sẽ gây ra tình trạng ùn tắc giao thông trên cả tuyến đường”.Theo anh Nam, nếu có bắt lái xe cũng “cù nhầy”, đòi phải có băng ghi hình làmbằng chứng để gây khó dễ. “Phần lớn lái xe buýt chỉ mang theo bằng lái khilưu thông trên đường. Việc không mang theo giấy tờ xe làm chúng tôi khó có thểlập biên bản ngay. Nếu nhốt xe thì rất khó vì không đủ bến bãi”, anh Namnói.

Trung tá Lê Đức Kỳ, Đội CSGT số 4cũng cho biết, việc phát hiện các lỗi vi phạm các lỗi vi phạm của xe buýt là rấtdễ. “Tuy nhiên, khi xử phạt họ đưa ra rất nhiều lý do. Nếu xử phạt được 1hoặc 2 xe buýt phạm luật cũng mất nửa ngày. Điều này ảnh hưởng lớn đến công việcđiều tiết giao thông của chúng tôi”, Trung tá Kỳ nói.

Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.