Dạy con học độc đáo qua bộ ảnh "nữ anh hùng"

Một cặp vợ chồng nhiếp ảnh gia người Mỹ đã có cách dạy con học lịch sử thật độc đáo

Một cặp vợ chồng nhiếp ảnh gia người Mỹ đã có cách dạy con học lịch sử thật độc đáo khi chụp bộ ảnh “Nữ anh hùng”, trong đó con gái họ hóa thân thành những nhân vật đi tiên phong trong vấn đề nữ quyền.

Trẻ em sẽ thật hạnh phúc khi có những ông bố bà mẹ trên cả tuyệt vời thế này. Với cặp vợ chồng nhiếp ảnh gia Marc Bushelle và Janice tại Brooklyn (Mỹ) việc học lịch sử đã không còn nhàm chán, khi họ thực hiện bộ ảnh thật hài hước và sáng tạo về chủ đề “Nữ anh hùng” để dạy cho con gái Lily về những nhân vật đáng ngưỡng mộ, đặc biệt là những người đã đi tiên phong trong vấn đề nữ quyền. “Tôi muốn giúp Lily đồng cảm với họ, ý thức hơn về bản thân con bé, và cảm nhận được chính mình trong bộ ảnh. Tôi hi vọng mình sẽ tiếp thêm ngọn lửa, truyền cảm hứng đến cho mọi người với những hình ảnh này.”

Độc đáo bộ ảnh “Nữ anh hùng” dạy con học lịch sử_1

 Lily hoá thân thành Malala: “Người nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình.”

Malala Yousafzai sinh năm 1997 tại Pakistan. Khi Taliban giành quyền kiểm soát khu vực nơi em sống, các bé gái bị cấm đi học. Malala được giáo dục tốt từ nhỏ nên em cố gắng đấu tranh để phản đối điều này. Một ngày nọ, Taliban đã tìm kiếm trường, truy tìm "Malala là ai?" Em đã dũng cảm bước ra, sau đó bị bắn ba phát vào đầu, nhưng may mắn vẫn còn sống. Sau đó, em được trực thăng đưa đến Anh và dần dần hồi phục. Sinh nhật tuổi 16, Malala trình bày lên Liên Hiệp Quốc về sự nhu cầu được giáo dục của tất cả trẻ em trên toàn thế giới. “Hôm nay em đứng đây, đại diện cho rất nhiều bạn nữ. Cô nói không chỉ cho riêng mình, mà còn vì những giọng nói chưa được nghe thấy.” Ngày sinh nhật của Malala, 14 tháng 7, đã trở thành ngày Quốc Tế Hành động cho giáo dục của các em gái. Malala đã trở thành người trẻ nhất nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2014.

Độc đáo bộ ảnh “Nữ anh hùng” dạy con học lịch sử_2

 Lily hoá thân thành Grace Jones: “Bạn sinh ra như một nguyên bản, đừng chết đi như một bản sao.”

Grace Jones sinh ra ở Tây Ban Nha. Đến năm 12 tuổi, cô theo gia đình chuyển đến New York. Sinh trưởng trong một gia đình nghiêm khắc, nhưng Grace lại muốn “nổi loạn”, cô mơ ước trở thành người mẫu, nhạc sĩ và nhà thơ. Người ta không thể nào quên được hình ảnh cô gái nhảy múa đầy thanh thoát tại Studio 54 hay lúc cô sải bước trên sàn diễn tại New York hay Paris. Trong tác phẩm “A View to Kill”, cô đóng vai May Day cùng với James Bond và nhận vai chính trong “Conan the Barbarian” cùng với Arnold Schwarzenegger. Nhắc đến Grace, người ta nhớ đến những ca khúc hit một thời như “Slave to the Rhythm” hay “Pull Up to My Bumper”, với giọng ca tuyệt hảo và khả năng trình diễn sống động. Grace xứng đáng là nguồn cảm hứng của nhiều người, vì cô chính là hình ảnh hoàn mỹ, một phiên bản không thể nhầm lẫn.

Độc đáo bộ ảnh “Nữ anh hùng” dạy con học lịch sử_3

Lily hoá thân thành Mae Jemison: “Vươn đến những vì sao”

Tiến sĩ Mae Jemison là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên được chấp nhận vào chương trình đào tạo phi hành gia NASA. Cô cũng là người đầu tiên ra ngoài không gian vào năm 1992. Cô đã từng là một tình nguyện viên của tổ chức Peace Corp và đã từng làm việc như một bác sĩ. Cô cho biết, Đừng bao giờ bị hạn chế bởi trí tưởng tượng của người khác" và thực sự cô ấy đã vươn tầm đến các ngôi sao.

Độc đáo bộ ảnh “Nữ anh hùng” dạy con học lịch sử_4

Lily hoá thân thành Mẹ Teresa: “Hãy cứ yêu thương”

Sinh ra ở Macedonia, Mẹ Teresa trở thành một nữ tu ở tuổi 18. Mẹ đã dành cả cuộc đời mình để giúp đỡ người nghèo và bệnh tật. Mẹ Teresa đã đi khắp thế giới và chăm sóc người dân của nhiều tín ngưỡng khác nhau. Mẹ Teresa đã giành được giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1979 cho công việc của mình. Khi được hỏi những gì chúng ta có thể làm gì để thúc đẩy hòa bình thế giới, mẹ Teresa đã trả lời rằng, "Hãy về nhà và yêu thương gia đình”.

Độc đáo bộ ảnh “Nữ anh hùng” dạy con học lịch sử_5

Lily hoá thân thành Admiral Michelle J. Howard

Ngày 1/7/2014, Michelle J. Howard đã làm nên lịch sử khi trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận được bốn sao đô đốc của Hải quân Mỹ và là phụ nữ da đen cao cấp nhất trong quân đội. Bộ phim "Captain Phillips” của Tom Hanks lấy cảm hứng từ bà, vì trên thực tế, đô đốc Howard đóng vai trò quan trọng trong việc giải cứu thuyền trưởng Phillips từ cướp biển Somali. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên nắm quyền chỉ huy các chiến hạm, tàu sân bay USS Rushmore, vào năm 1999. Trong một cuộc phỏng vấn với ABC News, bà hài hước so sánh việc dẫn dắt tàu lớn cũng hệt như một “trò chơi vui vẻ”

Độc đáo bộ ảnh “Nữ anh hùng” dạy con học lịch sử_6

Lily hoá thân thành Tony Morisson

Toni Morrison đã trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên giành giải thưởng Nobel văn chương với cuốn tiểu thuyết Beloved. Hoặc The Bluest Eye, một cuốn tiểu thuyết mà bắt đầu như một câu chuyện ngắn tại Đại học Howard nơi cô thực hiện đề án nghiên cứu. Cô cũng là người dẫn dắt các nhà văn trẻ khác tại trường Howard và Princeton. Năm 2012, cô vinh dự được tổng thống Barack Obama trao tặng Huân chương Tự do.

Độc đáo bộ ảnh “Nữ anh hùng” dạy con học lịch sử_7

Lily hoá thân thành Misty Copeland: “Sống khác biệt, mọi thứ thật tuyệt”

Misty Copeland là một nghệ sĩ solo tại Nhà hát Ballet Mỹ. Năm 13 tuổi, cô làm quen với ba lê. Với nhiều người, có lẽ cô đã quá muộn để bắt đầu so với các bạn đồng trang lứa, nhưng Misty quả là thần đồng thực thụ, khi cô có thể nhảy thuần thục chỉ sau 3 tháng. Do cuộc sống gia đình của Misty quá bất ổn, cô được chuyển đến sống ở một gia đình khác. Cô là người da đen đầu tiên múa vai trò Firebird cho một công ty lớn. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post, cô nhắc nhở mọi người, “Bạn muốn cảm thấy được chấp nhận, nhưng bạn không cần phải trông giống như tất cả mọi người xung quanh. Bạn không cần phải đi theo con đường chính xác giống như một người nào đó trước đó đã đi. "

Độc đáo bộ ảnh “Nữ anh hùng” dạy con học lịch sử_8

 Lily hoá thân thành Nina Simone: “Người nghệ sĩ chân chính”

Nina Simone thể hiện tài năng âm nhạc từ bé khi bà bắt đầu chơi piano từ lúc lên 3. Mẹ bà giúp việc nhà cho một người phụ nữ, mà quý bà này chính là ân nhân khi giúp đỡ và tạo điều kiện để bà học về piano. Thế nhưng, buồn thay khi bà không nhận được học bổng tại Học viện Âm nhạc Curtis ở Philadelphia. Để nuôi dưỡng ước mơ, bà bắt đầu dạy cho sinh viên và chơi các bài hát ở quán rượu. Được mệnh danh là "The High Priestess of Soul", bà sáng tác 40 album trong suốt cuộc đời. Bà sở hữu ngón đàn đa dạng, khả năng biến hoá nhiều thể loại âm nhạc như blues, gospel và dân gian để tạo ra những nét mới trong nền âm nhạc cổ điển của Mỹ. Bà đã truyền cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ khác. Gần đây nhất, ca sĩ John Legend bắt đầu bài phát biểu nhận giải Oscar của mình bằng câu nói của Simone, "Nhiệm vụ của một nghệ sĩ là phản ánh thời đại họ đang sống."

Độc đáo bộ ảnh “Nữ anh hùng” dạy con học lịch sử_9

 Lily hoá thân thành Shirley Chisholm:“Hãy cứ là chính mình”

Shirley Chisholm từng là sinh viên xuất sắc trong chính trị và tranh luận tại đại học Brooklyn. Sau đó, bà đã trở thành một giáo viên mẫu giáo, lấy bằng Thạc sĩ tại Đại học Columbia và sau đó là một người ủng hộ cho tư tưởng giáo dục trẻ em từ nhỏ. Năm 1969, bà tranh cử và trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên được bầu vào Quốc hội. Bà là một chính trị gia nổi tiếng vì sự chính trực, và uy tín. Chisholm cho biết bà thích được nhớ đến như là "một người phụ nữ da đen sống trong thế kỷ 20 và dám là chính mình".

Độc đáo bộ ảnh “Nữ anh hùng” dạy con học lịch sử_10

Lily hoá thân thành nữ hoàng Latifa

Latifah, trong tiếng Ả Rập, có nghĩa là tinh tế và nhạy cảm . Sự nghiệp diễn xuất của bà bắt đầu với hình ảnh một cô hầu bàn hay cau có trong "Jungle Fever". Cô được đề cử cho giải Oscar cho vai Mama Morton trong "Chicago". Cô cũng đã trở thành một người phát ngôn của mô hình "Cover Girl" khi phát hành bộ sưu tập trang điểm cho phụ nữ da màu. Cô đã nhận được rất nhiều giải thưởng trong đó có giải Quả cầu vàng. Năm 2013, Latifah đã giành một giải Grammy với U.N.I.T.Y - được biết đến như quốc ca về việc tôn trọng phụ nữ.

Độc đáo bộ ảnh “Nữ anh hùng” dạy con học lịch sử_11

Lily hoá thân thành Bessie Coleman: “Bay đến những tầm cao”

Bessie Coleman, người Mỹ gốc Phi đầu tiên sở hữu bằng lái máy bay quốc tế và là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên được phép điều khiển máy bay tại Mỹ. Dang dở ước mơ trở thành phi công ở Mỹ, bà đã học tiếng Pháp và đi đến châu Âu. Khi trở lại Mỹ, bà đã tự mình làm nên và hoàn thiện một số bộ phận trong máy bay.

Độc đáo bộ ảnh “Nữ anh hùng” dạy con học lịch sử_12

 Lily hoá thân thành Josephine Baker: “Nàng điệp viên đa tài”

Cô gái trẻ Josephine Baker đã bị ảnh hưởng rất nhiều khi chứng kiến những cuộc bạo loạn chủng tộc ở quê hương St Louis. Khả năng ca hát, nhảy múa đã giúp cô gia nhập một đoàn tạp kỹ, giúp cô có cơ hội đến thăm New York. Cô đã đi đến Paris tham gia chương trình "La Revue Negre" và thật sự toả sáng. Cô được mọi người biết đến với vũ điệu “Risque banana dance”. Dù đã nổi danh khắp nước Pháp và một số nước châu Âu, cô vẫn dành sự quan tâm đến người Mỹ da đen. Cô dùng danh tiếng của mình để yêu cầu một số nơi không phân biệt chủng tộc. Cô là một trong số ít những người phụ nữ đã cùng với Martin Luther King phát biểu tại Washington năm 1963. Trong chiến tranh thế giới II, cô đã xuất sắc hoàn thành tốt công việc làm điệp viên, và là người phụ nữ đầu tiên của Mỹ được trao tặng danh hiệu quân sự hàng đầu của Pháp.

(Theo Boredpanda) 

 Theo Bảo Minh / Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.