Doanh nghiệp Nhà nước phải “chơi sòng phẳng” hậu TPP

Khi nào nhận thấy doanh nghiệp nhà nước có biểu hiện đang được hỗ trợ quá mức của nhà nước, gây tác động tiêu cực đến thương mại và đầu tư các bên sẽ phải công khai tài chính và các giao dịch tài chính, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết.

Khi nào nhận thấy doanh nghiệp nhà nước có biểu hiện đang được hỗ trợ quá mức của nhà nước, gây tác động tiêu cực đến thương mại và đầu tư các bên sẽ phải công khai tài chính và các giao dịch tài chính, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết.
 

Ảnh minh họa

 
Doanh nghiệp nhà nước là một trong những nội dung đàm phán chính của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).Theo đó, báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, các nghĩa vụ chính của Hiệp định bao gồm:
 
Thứ nhất, các doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường.
 
Thứ hai, các doanh nghiệp nhà nước không được có hành vi phản cạnh tranh khi có vị trí độc quyền, gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư.
 
Thứ ba, minh bạch hóa một số thông tin như tỷ lệ sở hữu của nhà nước, báo cáo tài chính đã được kiểm toán và được phép công bố.
 
Thứ tư, nhà nước không trợ cấp quá mức, gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của nước khác.
 
Báo cáo cũng cho biết, nội dung Hiệp định TPP quy định, các nghĩa vụ của Hiệp định được áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước mà tại đó Nhà nước nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ. Tuy nhiên, chỉ khi các doanh nghiệp nhà nước này có doanh thu vượt quá một ngưỡng nhất định thì mới chịu sự điều chỉnh của Hiệp định.
 
Đồng thời, Việt Nam bảo lưu loại trừ tất cả các doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới quốc phòng - an ninh.
 
Với các doanh nghiệp khác, Việt Nam chấp nhận cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.
 
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, Nhà nước sẽ vẫn hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước nhưng mức hỗ trợ sẽ không tới mức gây bất bình đẳng lớn và ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại, đầu tư giữa các nước TPP.
 
"Việt Nam cũng đồng ý minh bạch thông tin về doanh nghiệp nhà nước khi có yêu cầu, trừ các thông tin ảnh hưởng tới quốc phòng - an ninh hoặc thuộc phạm vi bí mật kinh doanh của doanh nghiệp”, Thứ trưởng Khánh nói.
 
Đặc biệt, Thứ trưởng Khánh cũng cho biết, những gì thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp không ai được quyền đòi hỏi công bố.
 
“Chỉ khi nào nhận thấy doanh nghiệp có biểu hiện đang được hỗ trợ quá mức của nhà nước gây tác động tiêu cực đến thương mại và đầu tư các bên mới phải thông tin”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
 
Bên cạnh đó, những yêu cầu trên xảy ra giữa Chính phủ với Chính phủ, không phải bắt các doanh nghiệp nhà nước phải công bố thông tin.
 
Theo số liệu từ Bộ Tài chính, tính đến tháng 9/2015, Việt Nam đã cổ phần hoá 350 doanh nghiệp nhà nước trên tổng số 432 doanh nghiệp phải cổ phần hoá trong giai đoạn 2014-2015.

Theo Tâm An (Bizlive.vn)



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.